Home Random Page


CATEGORIES:

BiologyChemistryConstructionCultureEcologyEconomyElectronicsFinanceGeographyHistoryInformaticsLawMathematicsMechanicsMedicineOtherPedagogyPhilosophyPhysicsPolicyPsychologySociologySportTourism






II. Ý NGHĨA VĂN BẢN PHÁP LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Nh nghĩa

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
- Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Nghị định của Chính phủ.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
- Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
- Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.



II. Ý NGHĨA VĂN BẢN PHÁP LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

- Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của đất nước và xã hội như bản chất nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hiến pháp là văn bản pháp lý đặc biệt thể hiện một cách tập trong nhất ý chí và những lợi ích cơ bản của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực. Hiến pháp ghi những những thành tựu quan trọng trong sự phát triển đất nước. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với hiến pháp

- Luật là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vự, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân

- Nghị quyết của quốc hội có chưa quy tắc xử sự chung được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, điều chỉnh ngân sách nhà nước, quy định chế độ làm việc của quốc hội, các ủy ban và hội đồng của quốc hội, đoàn đại biểu quốc hội,đại biểu quốc hội,phê chuẩn điều ước quốc tế và nghị quyết các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của quốc hội.

- Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành để quy định về những vấn đề được quốc hội giao. Sau thời gian thực hiện, pháp lệnh có thể được quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành luật

- Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội có chứa quy tắc xử sự chung được ban hành để giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh, hướng dẫn hoạt động của hội đồng nhân dân, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh,tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương và quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ quốc hội

- Lệnh, nghị quyết của chủ tịch nước có chứa các quy tắc xử sự chung được ban hành để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch nước do hiến pháp, luật, nghị quyết của quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội quy định

- Nghị định của chính phủ được ban hành để

+ Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
+Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;
+ Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
+ Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề
+ Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
+ Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
+Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách;
+ Quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao.

- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật.

- Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương và Toà án quân sự về tổ chức; quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
- Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để quy định các biện pháp bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự; quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước được ban hành để quy định, hướng dẫn các chuẩn mực kiểm toán nhà nước; quy định cụ thể quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.

- Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch
+ Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị - xã hội đó tham gia quản lý nhà nước.
+Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
+Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ đó.

+ Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được ban hành theo nội dung, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

III. GIÁ TRỊ PHÁP LÝ

1. Trật tự pháp lý

Chúng ta có thể “ngầm hiểu” là văn bản qui phạm pháp luật nào liệt kê trước

thì có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Trong khoa học pháp lý có một cách phân loại văn bản qui phạm pháp luật

dựa vào cấp bậc pháp lý thì văn bản qui phạm pháp luật có 2 loại: Văn bản luật

(gồm Hiến pháp, luật (bộ luật) , Nghị quyết của Quốc hội. Và văn bản dưới luật (Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Nghị định của Chính phủ. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân, thông tư của Chánh án tòa án nhân dân tối cao. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. Thông tư liên tịch giữa Chánh án tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất…” (Điều 146 – Hiến pháp năm 1992). Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực pháp lí sau hiến pháp. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực pháp lí sau các văn bản quy phạm pháp luật nói trên. Các văn bản quy phạm pháp luật khác có hiệu lực pháp lí sau các văn bản quy phạm pháp luật Quốc hội và của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thường được gọi chung là văn bản dưới luật. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao hơn

Về nguyên tắc, văn bản qui phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp phải thống nhất, phù hợp với văn bản qui phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn và cuối cùng phải phù hợp với Hiến pháp. Để có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ thì phải tuân thủ đúng nguyên tắc này; đặc biệt khi chúng ta đang có chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

2. Hiệu lực pháp lý

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy dịnh đó.

Trog trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề,cùng cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản ban hành sau

Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cũng cấp có quy định khác nhau về cùng 1 vấn đề thì áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân

Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặ quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới


Date: 2016-01-05; view: 9243


<== previous page | next page ==>
PART 2. COLLECTING & DISSEMINATING | How to call a special board that was used to account in the 5th century BC:-Abacus
doclecture.net - lectures - 2014-2025 year. Copyright infringement or personal data (0.008 sec.)