Home Random Page


CATEGORIES:

BiologyChemistryConstructionCultureEcologyEconomyElectronicsFinanceGeographyHistoryInformaticsLawMathematicsMechanicsMedicineOtherPedagogyPhilosophyPhysicsPolicyPsychologySociologySportTourism






Biên Khảo Y Học Dân Tộc Cổ Truyền

LỜI NÓI ĐẦU

Trên 40 năm qua, chúng tôi đã từng đặt chân khắp vạn nẻo đường đất nước, sưu tầm khảo cứu lịch sử nước non nhà, tìm kiếm các loại cây cỏ từ Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long đến dãy Trường Sơn hùng vĩ của núi rừng, tận miền duyên hải xa xôi, sưu tập những cây thuốc quý để trị bệnh và các bài thuốc gia truyền của người xưa để lại trong dân gian, đem về thí nghiệm để chữa bệnh.

Vì lợi ích chung của nền Y Học Dân Tộc Cổ Truyền, chúng tôi không quản khó nhọc, âm thầm làm công việc này, đã tìm được trên 500 bài thuốc hay, trị nhiều chứng bệnh nan y mà chữa trị theo Đông Y và Tây Y chưa kết quả. Nếu bệnh nhân tin tưởng, trì chí, nhẫn nại áp dụng một trong những công thức mà chúng tôi đã trình bày trong đây, chắc chắn phục hồi sức khỏe rất hữu hiệu.

Đất nước ta có nhiều hoa thơm cỏ lạ, có những cây thuốc quý mà chúng ta không quan tâm để ý là một điều rất đáng tiếc. Nếu có dịp đi tham quan, chúng ta sẽ thấy hàng ngàn cây thuốc chữa bệnh trong dân gian có giá trị. Ngày nay khoa học đã tiến bộ, ngành Y Học Cổ Truyền đang vươn lên cả nước.

Sở Y Tế có phái nhiều chuyên gia đi khắp đó đây để tìm kiếm những loại cây thuốc đem về phân tích, thí nghiệm. Tỷ như cây rau dừa cạn, trị được huyết áp cao rất hay và còn trị được chứng ung thư máu. Rau giấp cá, rau dền tía, cây quao trị được xơ gan cổ trướng, nước da vàng, bụng lớn. Vỏ cây sứ cùi trị xổ phù thũng. Lá vông nem, nhãn lồng, lá mắc cở, cây móng tay, trị được mất ngủ, chứng đau tim . . . .



Nghiên cứu trong các loại cây thuốc, chúng ta phải giật mình, không ngờ những loại cây cỏ nước ta đã giúp cho một số bệnh nhân chóng khỏi một trong những chứng nan y.

Trên tinh thần phục vụ ngành Y Học Dân Tộc Cổ Truyền, chúng tôi nguyện thừa kế sự nghiệp của các Thánh Y ngày xưa : Cụ Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Hoa Đà . . . Lúc nào chúng tôi cũng tìm, cũng học, theo gương các vị tiền bối làm những việc hữu ích chung cho đại chúng, không chút mảy may vụ lợi.

“ Kiếp tằm đến thác cũng phải vương tơ”, hôm nay chúng tôi biên soạn quyển sách này, để cống hiến cho bạn đọc, cho những ai hay có óc sưu tầm khảo cứu. Cần thí nghiệm trước đi, rồi mới thấy việc làm của chúng tôi không đến nỗi là vô bổ, hầu lưu lại cho thế hệ ngày nay và mai sau. Quyển sách nhỏ này do chúng tôi sọan thảo mấy mươi năm qua với mục đích đóng góp cho bà con sử dụng, nhất là ở nơi thôn quê hẻo lánh, xa Thầy, xa chợ, coi theo đó để tự kiếm thuốc chữa trị trong gia đình mà không tốn kém gì cả. Chúng tôi rất mong bạn đọc đóng góp ý kiến cho quyển sách này và mong bạn đọc góp sức phổ biến nó sâu rộng trong dân gian.

HUỲNH MINH

Biên Khảo Y Học Dân Tộc Cổ Truyền

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01.01.1988

LỜI GIỚI THIỆU

Chúng ta là những người đi sau thì phải cố gắng học hỏi, thừa kế và phát huy nền Y Học Cổ Truyền một cách hăng say đầy nhiệt quyết, để khỏi phải phụ lòng các bậc tiền nhân và tủi hổ cùng Y giới đương thời.

Trong vườn hoa y nghiệp mênh mong vô bờ bến, ta phải tự hào và cũng có cái đáng lo. Tự hào! Thừa hưởng di sản y học to lớn mà cổ nhân đã dày công biên soạn để lại cho đời, trong đó biết bao kinh nghiệm tích lũy lâu đời. Có lẽ cho đến hôm nay, chúng ta không thể nào bỏ qua những kinh nghiệm quý báu đó, mà phải tiếp tục nghiên cứu cho sâu rộng, đồng thời phổ biến các nghiệm phương trong lâm sàn trị liệu đạt hiệu quả cao đến mọi tầng lớp quần chúng, rồi cùng chugn bảo vệ, đóng góp, xây dựng nền học thuật cao cả, đáng quý, trải qua mấy nghìn năm lịch sử, ngày càng tiến bộ tinh vi, gây lòng tin tưởng an toàn đối với bệnh nhân ở xã hội văn minh hiện đại này.

Khi gặp bệnh nhân, lẽ dĩ nhiên lương y phải chẩn mạch, kê đơn, bóc thuốc. Nhưng lở gặp kẽ khốn cùng, không tiền bạc, không nhà cửa, không có người thân, nhờ điều trị, thì cũng tận tình chữa cho, đó gọi là y đức của y gia.

Người cành nghèo càng dễ mắc bệnh. Hễ có bệnh thì phải tìm thầy. Đến Thầy hoài, Thầy cũng bấm bụng mà chịu, không thể nào đáp ứng được vẹn toàn. Rủi ro người nghèo mà mang bệnh ngặt nghèo, cơ khổ hơn nữa. Làm sao? Việc từ thiện biết bao nhiêu cho đủ. Đó là nỗi lo của lương tâm Thầy thuốc.

Nay Cụ Huỳnh Minh, một lương y biên khảo, đã nhiều năm lặn lội đi khắp mọi nơi, sưu tầm những cây thuốc quý, những bài thuốc dân gian hay, biên soạn thành quyển sách này, có hơn 500 bài thuốc giá trị, đủ đáp ứng mọi tần lớp cần sách thuốc để tự điều trị, rất hợp với túi tiền người nghèo, rất dễ sử dụng, không rườm rà, thuốc lại dễ tìm, ở đâu cũng sẳn có.

Như ở thôn quê hẻo lánh, không có Thầy thuốc, xa chợ, xa bệnh viện, thì phải có cuốn sách này ở trong nhà, phòng khi hữu sự đem dùng cũng như có Lương y bên cạnh và tự mình chữa trị cho mình, cho gia đình, cho bà con chung quanh, tiện lợi đủ điều.

Sách của Cụ biên soạn rất công phu, phải tốn công nhiều năm mới tổng kết các phương thuốc có hệ thống hoàn chỉnh.

Kính mong bạn đọc và quý y hữu nghiên cứu, áp dụng và phổ biến những bài thuốc trong quyển sách này, ngõ hầu giúp những bệnh nhân bớt đau khổ và nền Y Học Cổ Truyền Việt Nam ngày càng phát triển.

 

Mùa Xuân Nhâm Thân - 1992


Date: 2015-12-17; view: 858


<== previous page | next page ==>
Pre-Reading Activities | CÔNG THỨC 9 : TRỊ SẠN THẬN, ĐAU NHỨC, TIỂU KHÓ KHĂN
doclecture.net - lectures - 2014-2024 year. Copyright infringement or personal data (0.01 sec.)